1. Đỗ xe nơi râm mát, tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều

16236722_162018.jpg
Đỗ xe nơi có ánh nắng gay gắt sẽ làm nhiệt độ trong xe tăng cao, điều hòa sẽ tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu để làm mát không khí nóng tích tụ ở cabin. Vì vậy, khi đỗ xe bạn nên tìm chỗ râm mát; hạ cửa kính xe xuống 1-2 cm, giúp không khí trong xe thông thoáng hơn.

Ngoài ra, cửa kính ô tô nên được dán phim cách nhiệt, kính mờ hoặc dùng thêm rèm, tấm chắn nắng. Trong trường hợp không thể tìm được nơi đỗ xe râm mát như mong muốn, hãy chủ động trang bị phụ kiện chắn nắng hợp lý.

2. Không nên tắt động cơ và điều hòa cùng lúc

Trước khi dừng xe khoảng 10 phút, bạn nên tắt hệ thống điều hòa và mở cửa thông thoáng cho nguồn khí thoát ra bên ngoài sau đó mới tắt máy.

3. Làm giảm nhiệt độ trong xe trước khi bật điều hòa

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi, trước khi bật điều hòa, nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe bằng cách đóng - mở cửa vài lần rồi hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất; sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 1 - 3 phút.

Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút bật điều hòa.

4. Chỉnh gió hợp lý sau khi bật điều hòa

Hãy điều chỉnh chế độ quạt gió phù hợp khi mở điều hòa, bởi khi quạt ở mức quá lớn sẽ tiêu tốn điện năng hoặc gây khó chịu khi gió thổi mạnh; còn quạt quá yếu sẽ thiếu cảm giác mát lạnh.

5. Lấy gió ngoài trong điều kiện thường

Khi xe chạy ngoài thời tiết bình thường, hãy để quạt lấy gió từ môi trường để thêm dưỡng khí; khi mới bật điều hòa nên lấy gió trong cho không khí mau được làm lạnh. Còn khi trời mưa hãy để quạt lấy gió trong tránh trường hợp hơi ẩm của môi trường lọt vào làm đọng nước ở cabin xe.

6. Tắt hệ thống điều hòa khi đi vào vùng ngập nước

Trong trường hợp chạy xe vào trời mưa và những khu vực ngập nước cao, bạn nên tắt toàn bộ hệ thống điều hòa tránh rác bẩn theo dòng nước có thể xâm nhập gây kẹt quạt gió làm hỏng hệ thống điều hòa.

7. Chăm sóc, bảo dưỡng điều hòa

Cuối cùng, bạn nên định kỳ bảo dưỡng điều hòa; các bộ phận cần kiểm tra, bảo dưỡng như là dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc gió hồi.

Bạn cũng nên kiểm tra các gioăng cao su cánh cửa, gầm bệ xem còn bảo đảm độ kín khít không.