Có một thực tế là số người chết dưới súng trường tấn công AK-47 thậm chí còn nhiều hơn gấp bội so với bom hạt nhân trong mọi cuộc chiến.
Không phải bom hạt nhân, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt đúng nghĩa nhất từng được Liên Xô chế tạo lại là AK-47, mẫu súng trường tấn công huyền thoại của nước này và nó còn là thiết kế súng thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: Gettyimg. Được sản xuất hàng loạt từ năm 1949, AK-47 đã chứng mình được sự bền bỉ của mình khi nó có thể hoạt động được trong mọi môi trường, mọi điều kiện, không cần bảo dưỡng thường xuyên và có uy lực sát thương cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Kavkaz. Tới hiện tại tổng cộng đã có khoảng 75 triệu khẩu AK-47 từng được sản xuất chính thức, nếu tính cả số lượng AK-47 hàng nhái, hàng tự chế, hàng sản xuất không chính thức,... thì con số này có lẽ sẽ lên đến mức 100 triệu khẩu. Nguồn ảnh: Lunatic. Đây cũng là khẩu súng duy nhất trên thế giới có mặt trên... quốc kỳ của một quốc gia. Gần như mọi cuộc chiến, mọi xung đột vũ trang kể từ những năm 50 tới nay đều có bóng dáng của khẩu AK-47. Chưa có thống kê về số lượng người đã bị thiệt mạng bởi súng trường tấn công AK-47 kể từ khi nó được đưa vào sử dụng nhưng với độ phổ biến của mình, con số nạn nhân của nó chắc chắn phải nhiều hơn nhiều so với nạn nhân của bom nguyên tử. Nguồn ảnh: RT. Cái tên thứ 2 cần phải được nhắc đến là xe tăng T-34 được sản xuất từ năm 1940 tới cuối thập niên 60, T-34 cũng được coi là một trong những loại vũ khí Giống như mọi loại vũ khí Liên Xô khác, T-34 có đặc điểm là hiệu quả cao, rẻ, bền, dễ sửa chữa, dễ vận hành và dễ bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Debate. Tổng cộng đã có khoảng hơn 150.000 chiếc xe tăng T-34 được sản xuất, tính đến năm 1996. T-34 vẫn còn nằm trong biên chế của 27 quốc gia trên thế giới. Thậm chí tới tận năm 2012, vẫn còn một vài nước ở châu Phi tiếp tục sử dụng loại xe tăng này trong biên chế chính thức của mình. Nguồn ảnh: Pinterest. Được phát xít Đức đặt cho cái tên khá mỹ miều đó là "đàn organ của Stalin", pháo phản lực Cachiusa thực sự là một trong những thứ vũ khí thể hiện đúng triết lý chiến tranh tổng lực của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra ác liệt nhất. Nguồn ảnh: Defency. Triết lý đó là lấy số lượng bù đắp cho chất lượng. Biểu hiện cụ thể ở đây đó là những dàn Cachiusa có độ chính xác rất thấp, độ tản mát đạn rất lớn nhưng khi được sử dụng kết hợp khoảng một chục dàn Cachiusa lại với nhau và nhắm cùng vào một khu vực thì trong bán kính vài km xung quanh khu vực đó chắc chắn sẽ trở thành bình địa. Nguồn ảnh: Commons. Được ra đời từ năm 1939, tới nay các dàn pháo phản lực Cachiusa (hay Katyusha) vẫn còn tiếp tục được sử dụng, tất nhiên là đã có rất nhiều cải tiến so với phiên bản ban đầu. Nguồn ảnh: WWII. Trong chiến tranh Triều Tiên, những chiếc máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ nhất của Liên Xô loại MiG-15 đã hạ gục mọi loại máy bay cánh bằng của đối phương, đưa nó trở thành một trong những chiến đấu cơ huyền thoại, đáng sợ nhất trong thập niên 50 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: MiGfu. Đây cũng được coi là loại máy bay chiến đấu phản lực từng được sản xuất nhiều nhất thế giới, trong đó Liên Xô sản xuất khoảng 12.000 chiếc MiG-15 và nếu tính luôn số được cấp phép sản xuất ở nước ngoài thì con số này có thể lên đến 18.000 chiếc. Nguồn ảnh: MiGfu. Không quân Nhân dân Việt Nam cũng từng sở hữu loại máy bay huyền thoại này. Có thể nói, MiG-15 chính là Nếu như số nạn nhân tử vong dưới họng súng AK-47 là nhiều nhất so với bất kỳ loại vũ khí nào khác, thì số xe tăng Được ra đời từ năm 1961, cũng mang trong mình những đặc điểm cơ bản nhất của thiết kế vũ khí Liên Xô, RPG-7 khá hiệu quả, bền, rẻ và dễ sử dụng. Tổng cộng tới nay đã có trên 9 triệu khẩu súng chống tăng RPG-7 từng được sản xuất. Nguồn ảnh: Fine. Mặc dù ngày nay các loại súng chống tăng tiên tiến tiếp tục xuất hiện lần lấn át RPG-7 nhưng sức sống của nó trên chiến trường vẫn là bất diệt. Giống với AK-47, RPG-7 được nhìn thấy trong hầu như mọi cuộc xung đột kể từ khi nó ra đời tới nay và đây xứng đáng được vinh dành Theo Kiến Thức