Viêm mũi

viemmuimuotreemconguyhiemkhong14403612_1012018.jpgViêm mũi là chúng ta bị sốt, hắt hơi liên tục và chảy mũi. Ảnh minh họa.
Viêm mũi hay chính xác hơn là viêm niêm mạc mũi là bệnh mà trong đó hệ thống niêm mạc của mũi bị viêm. Biểu hiện điển hình nhất của viêm mũi là chúng ta bị sốt, hắt hơi liên tục và chảy mũi.

Ít khi có ho trong viêm niêm mạc mũi. Sốt có thể gặp hoặc có thể không gặp, nhưng ở một số người thì sốt thể hiện khá rõ và đạt ở nhiệt độ rất cao. Tuy nhiên hai dấu hiệu là hắt hơi và chảy nước mũi thì bao giờ cũng có. Người bệnh có thể hắt hơi liên tục, hắt hơi nhiều lần, hắt hơi hàng tràng và chảy nước mũi. Nước mũi có đặc điểm là trong và loãng. Kèm theo đó người bệnh có thể có triệu chứng nói giọng mũi.

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng mà niêm mạc họng bị viêm kèm theo đó là sự viêm đau của các tổ chức bạch huyết xung quanh. Các tổ chức bạch huyết này thực ra là các đám bạch huyết được gọi là các amidan. 

Có 4 loại amidan gồm amidan vòm nằm ở trên nóc vòm họng, amidan vòi nằm ở hai bên vòi nhĩ, amidan khẩu cái nằm ở hai bên thành bên của họng và amidan gốc lưỡi. Khi viêm họng thì ngoài niêm mạc họng sưng đỏ thì các tổ chức amidan này rất dễ bị viêm. Điều này (viêm niêm mạc họng) làm cho người bệnh cảm thấy họng đau rát, đau như có lửa trong họng vậy.

Có một dấu hiệu dễ nhận thấy trong viêm họng đó là sốt. Sốt trong viêm họng sốt rất cao, sốt thực thụ. Mức độ sốt và thời gian sốt phụ thuộc vào mầm bệnh xâm nhập. Có một điều như này cần chú ý, không phải viêm họng nào cũng là do vi khuẩn gây ra.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản khiến cho chúng ta bị khàn tiếng, khản đặc thậm chí là mất tiếng. Ảnh minh họa
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị viêm. Dây thanh âm là bộ phận phát âm và phát ra tiếng nói cho chúng ta, nó nằm ở trong thanh quản.

Dây thanh âm bị viêm khiến cho chúng ta bị khàn tiếng, khản đặc thậm chí là mất tiếng. Kèm theo hiện tượng này đó là sốt. Các triệu chứng khác có thể có như ho và khạc đờm song đó không là dấu hiệu chính. Đó chỉ là dấu hiệu chứng tỏ các cơ quan khác đang bị bệnh mà thôi.

Viêm amidan

Viêm amidan là viêm các tổ chức bạch huyết nằm trong khu vực hầu họng. Triệu chứng là sốt và kèm theo đó là thở đau và nuốt đau. Tùy thuộc vào amidan nào bị viêm mà chúng ta có triệu chứng nào là điển hình. Ví dụ như nếu là amidan vòm bị viêm thì chúng ta sẽ thấy khó thở là chính, thở đau.

Viêm amidan này còn gọi là viêm VA. Nếu là amidan gốc lưỡi bị viêm thì chúng ta lại bị ho là chính trong khi đó nếu amidan ở hai bên thành họng bị viêm (soi gương há miệng nhìn thấy rất rõ) thì nuốt đau là triệu chứng đặc trưng.

Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em. Amidan rất hay bị viêm và rất dễ chuyển thành các bệnh khác trong hệ thông đường thở.

Viêm phế quản

Mầm bệnh chính của viêm phế quản đó chính là vi rút và vi khuẩn với nguy cơ ngang bằng nhau. Ảnh minh họa
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở tính từ thanh quản trở xuống. Phế quản là đường thở chính và là đường thở đi sâu vào trong phổi. Mầm bệnh chính của viêm phế quản đó chính là vi rút và vi khuẩn với nguy cơ ngang bằng nhau.

Viêm phế quản có biểu hiện là sốt cao, ho, khạc đờm và khó thở. Ho trong viêm phế quản là ho thực thụ, do đường thở có nhiều đờm. Nên hầu như người bệnh bị ho nhiều vào buổi sáng và buổi chiều, thời điểm mà đờm tiết dịch nhiều nhất. Đờm có thể vàng, có thể xanh, nhưng gần như khi nào cũng là đờm đặc.

Ở trẻ em còn có nguy cơ khó thở xảy ra do các cơ đường thở co thắt quá mức. Vì thế nên chú ý tới dấu hiệu này. Nó cũng là một trong các lý do khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú bỏ ăn.

Những lưu ý để phòng tránh 5 bệnh trên

Với các bệnh đường hô hấp, phòng trừ là chính. Vì chúng có đặc điểm là không thể khỏi suốt đời và hay bị tái phát trở lại. Một số mẹo sau giúp chúng ta giảm nguy cơ bị bệnh.

- Mặc ấm khi ra ngoài, đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi đi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời. Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn.
- Khi đi xe đạp và nhất là đi xe máy nên đội mũ bảo hiểm loại che kín được cả đầu lẫn mặt, cằm để tránh lạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi, họng. Trong nhà cần đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở tránh gió lùa. 
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều nhóm thực phẩm, nhất là các loại thực phẩm giúp tăng khả năng đề kháng như: rau xanh, hoa quả giàu vitamin C; nhóm thực phẩm nhiều sắt, kẽm như trứng, sữa…

- Ngủ ở nơi kín gió và ấm áp. Điều này rất có lợi. Tránh nhiễm lạnh và tránh viêm đường hô hấp. Không nên nằm ngủ ở gần cửa ra vào, gần cửa sổ, gần ô thoáng.

- Hút thuốc làm giảm sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp. Khi hút thuốc, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị tê liệt, chuyển động rối loạn không đẩy chất nhầy lên được, các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả làm cho ta dễ bị nhiễm trùng.
Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng tới người hút mà còn ảnh hưởng tới cả những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ, vì vậy không nên hút thuốc trong nhà.

- Nghiện rượu cũng làm giảm sức để kháng của cơ thể, khi uống rượu người ta có cảm giác nóng nên thường cởi bớt quần áo, khăn mũ nên dễ bị nhiễm lạnh, dễ bị nhiễm trùng phế quản, phổi. Chưa kể các trường hợp uống rượu say quá nôn ra thức ăn, trong lúc nôn người đó dễ bị sặc các thức ăn, chất dịch dạ dày vào phế quản gây viêm phổi nặng.

8 cách phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa

(Baonghean.vn) - Những ngày mưa gió, mọi người thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm, ho, viêm phế quản, viêm họng... Bên cạnh đó còn kèm theo những căn bệnh nguy hiểm khác như: viêm phổi, viêm não... Vì thế, để bảo vệ cơ thể vào những ngày mưa, các bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây: