Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, không chỉ làm cảnh nó còn có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde.
 
images1097144_n2.jpgCây lưỡi hổ có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde
 
Mọc hoang ở mọi nơi, là loại cây thảo bò trên mặt đất, chỗ mát và ẩm. Rau má dùng để làm rau ăn, nhiều nơi còn chê biến thành xirô để uống giữ khát. Theo kinh nghiệm dân gian, rau má là một vị thuốc mát, không độc (dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai), có vị ngọt, hơi đắng, tính bình và không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
 
Rau má
 
Rau má chữa bệnh rôm sẩy, mẩn ngứa, bệnh đi ngoài ra nước, kiết lỵ, chữa đau bụng hành kinh của phụ nữ, ngoài ra còn dùng để chữa bệnh gan và giãn tĩnh mạch hai chân.
 
Người ta cũng dùng rau má để giải độc: Khi bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón, ta dùng cả cây rau má tươi rửa sạch, giã nát rồi pha với nước ấm, pha thêm một ít đường cho dễ uống. Khi bị ngộ độc nấm, lấy 100g rau má, lkg củ cải giã nát, ép lấy nước uống. Khi bị say sắn, lấy rau má rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
 
Sắn dây
 
Còn gọi là cát căn, y học cổ truyền thường dùng lá, hoa, rễ củ và bột để giải độc bằng cách: Lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống; bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống; lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.
 
Cây lưỡi hổ
 
Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
 
Theo Khỏe và Đẹp