Dầu dừa chứa nhiều axit lauric, có khả năng kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả. Dùng dầu dừa để dưỡng da sau khi tắm vừa giúp da mịn màng, vừa loại bỏ những mùi khó chịu.
Người Việt từ xa xưa đã có thói quen tắm với nước cốt chanh. Cũng giống như dầu dừa, chanh có khả năng khử mùi rất tốt. Dùng 1/2 quả chanh chà xát vào vùng da có mùi hoặc uống nước chanh đều đặn giúp loại bỏ mùi hôi miệng.
Hạt cà ri rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Cho một thìa hạt cà ri vào ấm nước, đun sôi, ủ trong 6 - 8 tiếng rồi uống. Bạn cũng có thể thêm hạt cà ri vào trà dùng hàng ngày.
Lá Neem là một loại thảo dược quý, có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và sát trùng. Bạn có thể nghiền lá thành bột, thêm một chút nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, thoa lên vùng da dưới cánh tay mỗi ngày.
Nước ép lúa mì chứa một lượng lớn protein, vitamin C, B12, B6, axit folic, giúp chống lại mùi hôi cơ thể. Bạn có thể dùng nước ép này thoa lên vùng da có mùi khó chịu mỗi ngày.
Dùng mùi tây trị mùi hôi cơ thể là một phương pháp làm đẹp truyền miệng đã được khoa học kiểm chứng. Mùi tây có hàm lượng chất diệp lục cao và hương thơm tươi mát của nó mang lại hiệu quả khử mùi. Bạn có thể thêm mùi tây vào các món ăn hoặc làm khô thân và lá của mùi tây nghiền thành bột, thoa lên các vùng da cần khử mùi.
Cây xô thơm có chứa nhiều flavonoid như apigenin, diosmetin và luteolin. Hơn nữa, thành phần của cây có vitamin, phytoncides và các hợp chất khác giúp kháng khuẩn và chống lại mùi hôi cơ thể. Thêm bột cây xô thơm vào nước tắm giúp làm sạch và khử mùi hiệu quả.
Bạc hà là một trong những nguyên liệu khử mùi hàng đầu. Bạn có thể thêm lá bạc hà vào các món ăn hoặc dùng tinh dầu bạc hà thoa lên da để khử mùi.
Thêm quế vào các món ăn không chỉ giúp làm tăng hương vị mà còn có thể khử mùi hôi miệng.
Hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp giảm tiết mồ hôi, ngăn ngừa mùi hôi cơ thể phát sinh.
Lá hương thảo chứa nhiều kẽm, giúp hạn chế tiết mồ hôi. Chất diệp lục và tinh dầu bạc hà trong lá hương thảo cũng giúp khử mùi khó chịu.