Người lao động trí óc với cường độ cao thường gặp các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, hoa mắt, thị lực giảm, mất ngủ, chán ăn,... Nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài sẽ khiến người lao động trí óc rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh và tim mạch.
Do đó, song song với việc nên duy trì một chế độ nghỉ ngơi và luyện tập thể thao hợp lý, người lao động trí óc cần có một chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tốt cho não và tim mạch.
10 thực phẩm hàng đầu cho người lao động trí óc
1. Củ cải đường
Củ cải đường là loại thực phẩm giàu vitamin B, rất tốt cho não bộ. Dưỡng chất quan trọng này giúp đẩy nhanh quá trình xử lý dữ liệu mới và tìm kiếm những thông tin cũ trong các khoang trí nhớ. Ngoài ra, củ cải đường còn có công dụng tương tự như thuốc chống trầm cảm. Nó cũng chứa nhiều axit folic có tác dụng bảo vệ tim mạch.
2. Cá trổng
Não bộ có thể phát triển khỏe mạnh là nhờ axit béo omega-3. Chất béo không bão hòa đa trong cá trổng giúp bảo vệ não bộ khỏi quá trình lão hóa nhanh và suy giảm trí nhớ, đồng thời đẩy lùi nguy cơ trầm cảm. Lượng omega-3 trong cá trổng cao gấp 10 lần cá ngừ và ít bị nhiễm những chất độc hại ở biển như thủy ngân. Ngoài ra, cá trổng còn chứa nhiều vitamin D và can-xi, rất cần thiết cho sự phát triển vững chắc của xương.
Cá trổng giúp bảo vệ não bộ khỏi quá trình lão hóa nhanh và suy giảm trí nhớ.
Tương tự như cá trổng, trứng chứa nhiều axit omega-3. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào cũng có công dụng ngang nhau. Nghiên cứu cho thấy so với gà nuôi nhốt, trứng của gà nuôi thả chứa lượng omega-3 cao gần 2 lần và có lượng vitamin E cao gấp 3 lần. Đây là loại vitamin có công dụng chống trầm cảm và bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra, loại trứng này rất giàu choline, hợp chất giúp tăng cường hoạt động của các chất chuyển hóa thần kinh.
4. Mỡ lợn
Khác với suy nghĩ của nhiều người, mỡ lợn rất có lợi cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt giúp cải thiện tâm trạng. Axit oleic trong mỡ lợn là loại chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng giảm nhẹ nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Ngoài ra, mỡ lợn chứa nhiều vitamin D, giúp đẩy lùi nguy cơ mắc chứng mất trí ở người lớn tuổi.
5.Cải xoăn
Cải xoăn và những cây thuộc họ cải như cải bắp, súp lơ xanh và súp lơ trắng là loại thực phẩm chống lão hóa cho não bộ. Nghiên cứu của Đại học Y Havard trên 13.000 phụ nữ cho thấy ở những người có thói quen ăn loại rau này, tốc độ lão hóa chậm lại từ 1-2 năm.
6. Hạt bí
Hạt bí chứa nhiều tryptophan, một loại axit amin có tác dụng kích thích quá trình sản sinh serotonin – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp cải thiện tâm trạng và giúp não bộ phát triển khỏe mạnh.
Câu châm ngôn “Một trái táo mỗi ngày, thầy thuốc không tới nhà” quả thật rất đúng bởi táo là loại trái cây rất giàu catechin, hợp chất giúp bảo vệ não bộ khỏi các chất hóa học gây tổn hại hệ thần kinh rất phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
8. Socola đen
Hợp chất Flavonol trong socola đen giúp tăng cường hệ tuần hoàn của cơ thể, điều hòa lượng máu lưu thông tới não bộ. Trên thực tế, ăn socola đen còn có thể cải thiện kỹ năng làm toán. Trong một nghiên cứu năm 2009, các đối tượng tham gia được yêu cầu đếm ngược các con số. Kết quả cho thấy những người uống ca cao nóng chứa flavonol trước khi thực hiện nhiệm vụ đếm nhanh hơn và tỏ ra ít mệt mỏi đầu óc hơn.
9. Cây họ dâu
Quả mâm xôi và việt quất chứa nhiều hợp chất anthocyanin, có tác dụng bảo vệ các nơ-ron liên quan tới trí nhớ trong não bộ. Trong khi đó, hợp chất fisetin trong dâu tây lại giúp củng cố trí nhớ dài hạn. Một nghiên cứu của Anh cho thấy ăn 3 chén việt quất mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ ở mức đáng kể trong vòng vài tháng.
Cây thuộc họ dâu có tác dụng bảo vệ các nơ-ron liên quan tới trí nhớ trong não bộ.
10. Cây họ cải
Nhiều nghiên cứu cho thấy các cây họ cải chứa các nhiều phân tử mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành diindolylmethane, loại indol thực vật có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, từ đó bảo vệ tế bào não. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong loại rau này còn giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư hoặc những chất độc hại từ chất thải mà cơ thể tạo ra trong quá trình lọc dưỡng chất để tạo năng lượng.
1. Món ăn bổ não từ thịt gà
Nguyên liệu:
- 1/2 con gà ác hoặc gà giò khoảng 400g
- Nấm rơm 150g, cà rốt 100g.
- Hành, gừng lát mỗi loại 5g.
- Rượu trắng 10g,
- Gia vị, đường, dầu ăn, mỡ gà vừa đủ.
Cách chế biến:
Gà bỏ đầu, chân, làm sạch, chặt miếng. Cà rốt bỏ vỏ, cắt miếng. Nấm rơm rửa sạch, chia đôi dọc nấm. Thịt gà cho vào nước sôi nhúng cho hết huyết đỏ thì vớt ra.
Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng, thả hành, gừng vào phi thơm. Thả thịt gà miếng vào đảo qua, rưới rượu vào đảo cùng. Đổ 500g nước vào đun sôi. Đợi khi thịt gà gần chín thì vớt bỏ bã hành, gừng ra, cho tiếp cà rốt vào đun. Cho nấm rơm đã rửa sạch vào nồi. Thêm gia vị, rưới mỡ gà và cho nốt chỗ hành còn lại vào cho thơm.
2. Thịt heo hầm hạt sen
Hạt sen 50g, bách hợp 50g, hai thứ riêng biệt xử lý làm sạch; thịt heo nạc thăn 250g, rửa sạch thái lát. Thịt, hạt sen cho vào nồi thêm nước vừa đủ, thêm rượu, gừng, hành, muối, nấu sôi bằng lửa mạnh, sau khi thêm bách hợp chuyển lửa nhỏ, hầm đến khi hạt sen mềm thịt nhừ, dùng làm món phụ. Bách hợp vị ngọt tính hơi hàn, chứa chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ tốt hơn đối với thần kinh đại não Hạt sen vị ngọt tính bình, dưỡng tâm an thần, bồi bổ, tai thính thông minh. Thịt nạc (heo) vị ngọt mặn tính bình, bổ can thận, ích khí huyết, trị váng đầu. Tất cả 3 thứ phối hợp, cùng “lập công” bổ ích thần kinh, dưỡng tâm ích trí, thích hợp dùng cho người trí lực suy giảm, thần bất ổn, hay quên mất ngủ.
Một con cá chép vừa, một chén gạo tẻ dẻo, một nhúm gạo nếp, gừng tươi cắt sợi, dầu mè, gia vị, hạt tiêu, hạt nêm, nghệ, hành, tía tô vừa đủ dùng. Cá làm sạch, lạng lấy phi lê cá, cắt lát mỏng, ướp gia vị, bột nghệ khoảng 15 phút rồi xào với lửa lớn sau đó cho ra đĩa. Xương cá và đầu cá cho vào nồi cùng với gạo để nấu cháo.Cháo chín, vớt phần đầu và xương cá ra. Khi ăn cho cá vào bát, múc cháo đang sôi vào, nêm thêm gừng cắt sợi, hành lá cắt nhuyễn, tía tô và chút tiêu lên trên để dùng nóng.
4. Bồ câu hầm đậu xanh, hạt sen
Bồ câu 2 con, đậu xanh 200g, hạt sen 100g, táo đỏ 10 quả. Cho vào nồi đổ nước vừa phải hầm lửa nhỏ khoảng 2 giờ, dùng nóng.
5. Chè táo đỏ, long nhãn,mật ong
Táo đỏ 250g, long nhãn 250g, thêm nước nấu gần chín, nêm mật ong 200ml và nước gừng tươi 20ml, tiếp tục nấu lửa nhỏ khoảng 40 phút thì dùng được. Món chè với táo đỏ dưỡng huyết an thần, mật ong ngọt ngào ích khí, long nhãn tư dưỡng thần kinh não, phối với nước gừng cay ấm thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp dưỡng tâm, ích trí.