1. Tham gia khóa học lái xe an toàn

67313776_332018.jpg
Một trong những điều quan trọng mà người mới tậu xe thường bỏ qua là những bài học về kỹ năng lái xe mô tô an toàn. Hiện nay, các hãng xe cũng chú trọng đến vấn đề này khi mô tô phân khối lớn đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Những khóa học này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về quy tắc an toàn khi lái xe trên đường, cách phản ứng thích hợp trong những tình huống giao thông nguy cấp trong khi lái mô tô, và thực hành những kỹ năng đó ngay trong buổi học. Người hướng dẫn sẽ đưa ra một số gợi ý thêm về cách bảo dưỡng chiếc xe mô tô của bạn.

2. Trang bị đồ bảo hộ

Bạn không bắt buộc phải luôn mặc đồ bảo hộ khi đi xe mô tô phân khối lớn, nhưng sẽ tốt hơn nếu biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. 

Việc điều khiển một chiếc xe mô tô phân khối lớn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đôi khi không nhất thiết va chạm với các phương tiện khác mà chỉ cần sơ hở bạn đã có thể mất lái và té ngã. Trong trường hợp đó, đồ bảo hộ sẽ phát huy công dụng tránh những tổn thương đáng kể cho người lái.

Có thể trang bị áo khoác da dày và quần jeans nếu bạn chỉ đi quãng đường ngắn. Vật liệu da và jeans có khả năng chống mài mòn hiệu quả hơn vải thông thường trong trường hợp bạn té ngã
3. Chọn giày đi xe mô tô chuyên dụng
Việc trang bị một đôi giày đi xe mô tô là vô cùng cần thiết. Những dòng xe mô tô phân khối lớn đều có cơ chế 1 số tiến, 5 số móc; việc di chuyển hành trình dài và liên tục phải móc số với bàn chân hở là một việc làm thiếu khôn ngoan và nguy hiểm. Thêm vào đó, với khối động cơ công suất lớn ngay nơi đặt chân sẽ nhanh chóng nóng lên và trực tiếp tỏa nhiệt nếu bạn không mang giày đi xe mô tô chuyên dụng.

Một lưu ý khi lựa chọn giày đi xe mô tô là đế giày phải thiết kế chống trượt. Tránh trường hợp nếu bạn chống chân bị trượt do mặt đường trơn và giày thiếu ma sát cần thiết. Một đôi giày đi xe mô tô tiêu chuẩn phải bảo vệ được phần quan trọng nhất là cổ chân và gót chân. 

4. Tạo thói quen đặt tay lên phanh

Trong khi lái xe, người lái nên đặt ngón trỏ và ngón giữa lên càng phanh tay. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian phản ứng khi cần sử dụng đến phanh tay. Trong thực tế, khi lái xe với tốc độ cao và gặp tình huống bất ngờ, chỉ cần trong một giây, lái xe không tác động lên phanh cũng đủ để tạo ra cách biệt khá lớn về quãng đường từ khi phanh đến khi xe dừng hẳn.
Khi lái xe với tốc độ chậm, nhất là trong các khu đô thị, đông dân cư, nên sử dụng phanh sau để giúp chiếc xe ổn định mà không làm tăng vận tốc của xe.
 5. Ôm sát đầu gối vào hai bên bình xăng
Việc ôm sát đùi, đầu gối vào thân xe khi lái xe sẽ giúp người lái và chiếc xe trở thành một khối liên kết. Từ đó, giúp lái xe giữ thăng bằng tốt hơn trong khi phanh hay qua các khúc cua, đường dốc; đồng thời góp phần làm giảm lực cản gió do cơ thể tạo ra khi đang lái xe.
6. Đặt mũi bàn chân trên thanh gác chân
Khi liên tục cầm lái trên quãng đường dài, nếu từ bỏ được thói quen đặt phần giữa đế giày hoặc gót giày trên gác chân thì người lái sẽ tránh được các rung chấn từ mặt đường lan dọc theo ống chân lên cả phần thân trên cơ thể, từ đó sẽ cảm thấy giảm thiểu mệt mỏi hơn hẳn.
Bên cạnh đó, mũi chân tì trên thanh gác chân sẽ tăng độ đàn hồi cho phần bàn chân, cổ chân, hỗ trợ người lái tăng sự phản xạ linh hoạt khi vận hành xe.

7. Lưu ý cho người ngồi sau

Việc có bạn đồng hành sau yên xe sẽ giúp hành trình thú vị hơn. Nhưng nên lưu ý,  khi có thêm người đồng hành sự an toàn càng phải được chú ý hơn. Hãy đảm bảo người ngồi sau cũng được trang bị đồ bảo hộ như bạn.

Nên thực hành việc chở thêm một người ngồi sau thường xuyên trong điều kiện an toàn để thành thục kỹ năng điều khiển xe mô tô 2 người, đặc biệt là khi người ngồi sau có trọng lượng lớn hơn bạn.

Hãy lưu ý với bạn đồng hành về những kỹ năng lái xe mô tô an toàn cần thiết như không gây mất tập trung người lái, và hãy luyện tập để họ kết hợp với bạn kỹ thuật cua hoặc đổi hướng an toàn.

8. Theo dõi thời tiết

Việc điều khiển xe mô tô trong điều kiện trời mưa sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều; xe sẽ khó kiểm soát hơn trong trường hợp đường trơn trượt. Vì vậy, kỹ năng lái xe an toàn cần thiết là hãy thường theo dõi thời tiết trước khi quyết định di chuyển bằng mô tô.

Nếu trong trường hợp bắt buộc, hãy tránh lái xe vào thời điểm mới bắt đầu mưa vì đó là lúc thời tiết xấu nhất. Hãy kiên nhẫn đợi một lúc để cơn mưa tẩy rửa đường sạch sẽ đất cát giảm trơn trượt. Di chuyển chậm hơn tốc độ cho phép và luôn giữ khoảng cách, nếu thời tiết trở nên tồi tệ hơn tốt nhất hãy tạm ngưng hành trình và chờ đợi.

9. Khi dựng chống nghiêng nên bẻ đầu xe về bên phải
Việc bẻ ngoặt tay lái về bên phải khi dựng chân chống nghiêng sẽ ra tạo khoảng trống giúp người lái dễ dàng lên, xuống xe mà không bị tay lái vướng hông, đùi. Đây là thao tác khá đơn giản, nhưng không phải bất cứ ai sử dụng mô tô phân khối lớn cũng biết để áp dụng.
10. Khi đỗ xe cần cài số để khóa bánh
Hành động này thật sự an toàn khi dựng xe với chống nghiêng trên đường dốc, bệ dốc... giúp xe không bị trượt chạy nếu người nào đó vô tình va chạm đến xe.