Mang thai là khoảng thời gian với nhiều cảm xúc đối với mọi phụ nữ. Đó là lúc các chị em quan tâm hơn cả đến sức khỏe, những điều kiêng cữ. Vì lẽ đó nên cũng tồn tại nhiều sai lầm hay những điều truyền miệng liên quan đến giai đoạn này.
Chẳng hạn như, nhiều người tin rằng một phụ nữ mang thai nên ăn cho cả hai, nhưng điều này hoàn toàn sai. Bạn chỉ cần 300 calo mỗi ngày để em bé phát triển khỏe mạnh; ăn nhiều có thể còn là phản tác dụng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe và tăng cân.
Theo Bright Side, dưới đây là 10 điều kiêng cữ thai kỳ phổ biến được các bà mẹ truyền tai nhau nhưng lại không dựa trên nền tảng khoa học.
1. Phụ nữ mang thai không được nhuộm tóc
Nghiên cứu của trường Cao đẳng bác sĩ gia đình của Canada cho biết phụ nữ có thể nhuộm tóc trong thời gian mang thai. Lượng hóa chất trong các sản phẩm tóc mà da chúng ta hấp thụ rất hạn chế, và nó sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho thai nhi. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn cần lưu ý:
- Đợi đến tam cá nguyệt thứ hai để nhuộm tóc
- Đảm bảo rằng phòng nhuộm tóc thông gió tốt
- Không để thuốc nhuộm quá lâu trên đầu
- Luôn đeo găng tay nếu bạn tự nhuộm tóc
- Giới hạn số lượng 3-4 lần nhuộm tóc trong suốt thai kỳ
2. Phụ nữ mang thai không đi máy bay
Các nghiên cứu chứng minh rằng việc di chuyển bằng đường hàng không sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Lượng bức xạ mà một người nhận được trong một chuyến bay khứ hồi thấp hơn giới hạn trên của mức an toàn.
Nguy cơ duy nhất là nếu thai kỳ của bạn bất ổn, tốt hơn hết là không được ở độ cao trên 9.000 km so với mặt đất. Vì thế, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn đi máy bay.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đi máy bay trong các trường hợp sau:
- Ở tuần thai thứ 36 hoặc nhiều hơn
- Có vấn đề về đường hô hấp, bệnh tim
3. Phụ nữ mang thai không nên tắm nước nóng
Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Exeter cho rằng phụ nữ mang thai có thể thư giãn bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần có một số lưu ý. Trước hết, bạn không nên tắm bồn quá 20 phút bởi vì thời gian dài có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thứ hai, nhiệt độ nước không nên vượt quá 36,6 độ C vì để tránh bị giảm lưu lượng máu đến em bé - điều này khiến bé bị căng thẳng.
4. Phụ nữ mang thai không ăn thịt ăn liền
Mối quan tâm chính với việc sử dụng loại thực phẩm này là vi khuẩn và nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn đối với phụ nữ mang thai. Đó là lý do tại sao các mẹ bầu thường kiêng ăn thịt nguội, phô mai mềm, sữa chưa tiệt trùng... Mặc dù vậy, không có nghĩa là bạn không thể ăn hot dog hoặc bánh sandwich. Bạn chỉ cần đảm bảo đã làm nóng đồ ăn ở nhiệt độ trên 70 độ C.
5. Phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa khi ngủ
Không có bằng chứng khoa học rõ ràng cho rằng việc nằm ngửa khi ngủ gây ra vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khuyên bạn tránh làm điều này ở giai đoạn cuối thai kỳ vì nó có thể kéo theo vài nguy cơ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai, tư thế nằm ngửa khi ngủ sẽ an toàn nếu bạn không có lưu ý nào của bác sĩ.
6. Phụ nữ mang thai không nên uống rượu
Một nghiên cứu từ trường Đại học Bristol đã chứng minh rằng có rất ít hoặc không có tác hại nào của việc uống 1-2 ly rượu vang mỗi tuần đối với phụ nữ mang thai. Tuy vậy, bạn cũng không nên uống quá nhiều, chỉ nhấm nháp một chút khi giao tiếp xã hội hoặc để kiểm soát những cơn ốm nghén.
7. Phụ nữ mang thai không nên uống cà phê
Bản thân cà phê không có nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, nhưng caffein - chất cũng được tìm thấy trong trà, cola, chocolate... có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Các nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc uống trà hoặc cà phê (nếu không vượt quá 300 mg caffein mỗi ngày) gây ra vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé.
Vì thế, trong trường hợp bạn "thèm" cà phê, bạn có thể uống một cốc mỗi lần, nhưng nên uống cà phê decaf (dòng được loại bỏ ít nhất 97% hàm lượng caffein).
8. Phụ nữ mang thai không nên tập luyện
Điều này đã tồn tại phổ biến trong một thời gian dài, nhưng hoàn toàn không đúng trừ khi bạn có vấn đề về sức khỏe thai kỳ nghiêm trọng. Các nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng việc tập thể dục trong khi mang thai có tác động tích cực đến mẹ và bé.
Các hình thức tập thể dục an toàn với mẹ bầu gồm thể dục nhịp điệu, bài tập kéo căng cơ, yoga... Các vận động viên chuyên nghiệp có thể tiếp tục chế độ tập luyện khi mang thai nhưng nên giảm cường độ.
9. Phụ nữ mang thai không nên ăn đồ ngọt
Ăn quá nhiều đường không có lợi cho bất kỳ ai, nhưng nó có tác động mạnh hơn với phụ nữ mang thai. Lực chọn tốt nhất là chế độ ăn uoosngc ân bằng và hạn chế đường (đặc biệt là đường chế biến). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải nói "không" tuyệt đối với bánh quy hoặc một vài miếng bánh ngọt nếu bạn thực sự thèm.
10. Phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản
Ăn cá trong thời gian mang thai là an toàn. Thực phẩm này có nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit béo omega-3. Nguyên tắc chính là không ăn thịt cá mập, cá kiếm và cá có hàm lượng thủy ngân cao. Bạn cũng nên hạn chế một số loại như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi.
Xin lưu ý rằng bài viết này có tính chất tham khảo và tốt hơn cả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa của mình.