Phần lớn mỗi chiếc ôtô ngày nay được tạo thành từ hơn 30.000 chi tiết, có nghĩa mỗi trục trặc đều tốn kém nếu sử dụng và bảo dưỡng không đúng cách.
1. Đọc sách hướng dẫn sử dụng:
Gần như xe nào cũng có sách hướng dẫn sử dụng, nhưng không phải chủ xe nào cũng thực sự dành thời gian đọc hết mọi trang. Đó cũng là một phần lý do không phải tài xế nào cũng hiểu rõ chiếc xe mình lái hàng ngày.
2. Kỹ năng đỗ xe song song:
Đỗ xe song song dường như là nhiệm vụ có thể khiến nhiều tài xế thấy nản chí, nhưng chịu khó luyện tập, kỹ năng này sẽ hữu ích không ngờ.
Từ ngày 1/4 vừa qua, các tài xế Việt có thêm bài thi ghép xe ngang vào nơi đỗ, ngoài cách xếp xe dọc như trước đây trong phần thi sa hình với các bằng lái B1, B2, C.
3. Kiểm tra áp suất lốp:
Lốp bơm căng đúng tiêu chuẩn giúp tiêu hao nhiên liệu hiệu quả và mang lại cảm giác lái tốt hơn, đặc biệt trong những điều kiện thời tiết xấu. Lốp non có thể gây hao nhiên liệu, lại tác động xấu tới bộ vành và chính mặt lốp, cụ thể là hoa lốp. Lốp quá căng lại giảm ma sát, có thể nổ lốp dẫn tới tai nạn.
Vì những lý do trên, các tài xế nên kiểm tra áp suất lốp xe thường xuyên để đảm bảo lốp đủ hơi. Để thực hiện bạn cần một đồng hồ áp suất với các bước như sau
.4. Vị trí nắp bình xăng:
Trên bảng điều khiển có một ký hiệu nhỏ, tam giác này cạnh bình xăng. Góc nhọn xoay về bên nào, nắp bình xăng trên thực tế nằm ở bên hông đó của xe. Việc nhầm lẫn hoặc không biết rõ nắp bình xăng nằm bên nào thường xảy ra khi mượn xe của người khác, và lúc đó chỉ cần nhìn vào ký hiệu này để xác định.
5. Kích nổ khi xe chết ắc-quy:
Những thứ cần có trong trường hợp xe của bạn chết ắc-quy là bộ dây cáp và một chiếc xe khác. Cần đảm bảo cả 2 xe đều tắt máy trước khi bắt đầu mọi việc, và khi đấu nối ắc-quy vào xe cứu hộ, cần tuân thủ đúng thứ tự từng cọc âm, dương để tránh xung điện. Quy trình thực hiện theo hướng dẫn sau:
6. Làm mát xe khi đỗ lâu ngoài nắng:
Sau một thời gian dài đỗ xe dưới nắng nóng, không nên chui ngay vào xe, đóng kín cửa và bật điều hòa. Thay vào đó, tài xế nên mở cửa bên lái, hạ hết kính xe rồi đóng lại. Sau đó sang bên cửa lái phụ và đóng mở liên tục khoảng 4-5 lần, tác dụng đẩy khí nóng ra ngoài sẽ hiệu quả hơn.
7. Xử lý khi xe bắt đầu bị trượt trên đường trơn:
Mưa hoặc tuyết có thể tạo ra bề mặt đường nguy hiểm, gây khó khăn khi phanh, đặc biệt ở tốc độ cao. Khi xe của bạn thuộc dòng dẫn động cầu trước và bắt đầu bị trượt, đừng nhấc chân khỏi bàn đạp ga. Còn nếu xe dẫn động cầu sau, nhẹ nhàng nhấc chân khỏi bàn đạp ga ngay khi thấy xe bắt đầu có hiện tượng trượt.
Sau đó quan sát nhanh phía trước và xác định nơi bạn muốn xe chạy tới đồng thời đánh lái về hướng đó. Bí quyết là điều khiển bánh xe chạy cùng hướng với hướng trượt của xe để giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát.
8. Sử dụng điều hòa hiệu quả:
Để tiết kiệm nhiên liệu khi chạy xe ở tốc độ cao, hãy bật điều hòa thay vì hạ cửa kính. Nếu bị tắc đường, dùng điều hòa sẽ tốn nhiên liệu hơn. Khi đó nên hạ bớt kính, hoặc dùng thiết bị làm mát phụ trợ như một chiếc quạt nhỏ. Lắp thiết bị này lên ôtô nghe có vẻ buồn cười, nhưng mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiên liệu.
9. Thoát khỏi vũng lầy:
Ôtô bị lún trong bùn hoặc tuyết có thể là một trong những rủi ro đáng sợ nhất với nhiều tài xế, và phần lớn khi đó chỉ muốn đạp ga kịch sàn để thoát. Nhưng hành động này chỉ khiến bánh xe xoay mạnh hơn trong khi không đủ độ bám đường. Nếu gặp trường hợp này, nên làm theo cách sau:
Dùng xẻng hoặc thứ tương tự có trong tay xúc bớt bùn, hoặc tuyết, khỏi khu vực phía trước các bánh xe. Sau đó dùng thảm sàn, hoặc chăn mền, hoặc những miếng bìa để chèn vào những chỗ đó. Điều khiển xe nhích dần về trước tới khi bánh xe bám được vào các thứ bạn vừa chèn xuống. Nếu là xe số tự động, nên dùng số thấp nhất có thể.
Luôn mang trên xe những vật dụng nhỏ hữu ích như đèn pin, xẻng nhỏ, túi cát cho những trường hợp khẩn cấp như trên. Video dưới đây là cách khác mà một tài xế thực hiện để chống lún:
10. Bật đèn xi-nhan:
Kỹ năng dường như quá cơ bản và hơi thừa để nhắc nhở ai đó, nhưng vẫn có nhiều tài xế bỏ qua dù đây là một trong những bài học đầu tiên khi học lái xe. Đèn xi-nhan cần được bật trước khi bạn muốn rẽ hay chuyển làn. Và đèn xi-nhan là một "người bạn", vì thế đừng ngại sử dụng bất cứ khi nào cần.
Theo VNE